Nào giờ anh em nuôi gà thường sẽ nuôi theo cách truyền thống được truyền tai mách bảo, nhưng để nuôi gà cựa sắt dũng mãnh, uy lực thì cần phải nuôi theo kỹ thuật riêng.
Để có thể biết được những kỹ thuật nuôi gà cựa sắt dũng mãnh, uy lực. Trong bài viết này, Đá gà Thomo SV388 sẽ chia sẻ thêm với các anh em các kỹ thuật then chốt nên biết như ăn theo chế độ, giai đoạn, những loại thức ăn cần cho ăn, nơi ở hay chế độ tập luyện cũng cần phải tuân thủ theo chế độ đặc biệt, điều đó sẽ giúp gà dũng mãnh và uy lực thật sự.
Kỹ thuật nuôi gà cựa sắt dũng mãnh, uy lực
Anh em nào muốn nuôi gà cựa sắt khoẻ mạnh cũng nên chú ý đến 2 giai đoạn này: Vỗ béo gà và giảm mỡ gà đúng thời điểm.
Bạn đang xem: Kỹ thuật nuôi gà cựa sắt dũng mãnh, uy lực
Vỗ gà béo
Đối với giai đoạn vỗ béo, anh em nên tránh cho gà hoạt động trong phạm vi quá rộng, anh em nên nuôi trong chuồng vừa phải để gà vẫn có nơi đi lại di chuyển để hỗ trợ tiêu hoá tốt. Đồng thời cho gà ăn theo chế độ dinh dưỡng như sau:
- Lúa: 2 lần/ ngày, ăn đến khi không ăn thêm được nữa
- Rau xanh: 1 lần/ ngày, lượng rau vừa đủ
- Mồi: cách cách 1 ngày cho 1 lần ăn ( sâu 30 con hoặc dế 15 con hoặc 60g thịt bò,…)
- Vitamin B1, B2: viên 100mg/ ngày
- Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên
- Phariton: cách 5 ngày 1 viên
Giảm mỡ gà
Đối với giai đoạn trước vỗ béo, thì ở giai đoạn này anh em cần siết cân nặng, siết khẩu phần ăn, giảm lượng mỡ thừa, tăng cường các hoạt động cần thiết.
- Quầng bội ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút
- Thả lang ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút
- Lúa: 2 cữ/ngày, mỗi cữ 70 hạt
- Rau: xà lách, giá, rau muống…ăn đến khi ko ăn nữa
- Mồi: 1 cử/tuần, sâu superworm 10 con hoặc dế 7-8 con hoặc 20g thịt bò…
- Vitamin B1,B2: 100mg/ngày
- Vitamin B6, B12: cách 2 ngày viên
- Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên.
Lưu ý: giai đoạn đầu mới thả chuồng, anh em nên cân đối việc luyện tập từ thời lượng ít đến nhiều, để gà quen dần không bị kiệt sức nhé!
Chuồng trại nơi gà sinh sống
Có rất nhiều cách chọn vị trí đặt và cách xây dựng chuồng khác nhau, điều này dựa vào diện tích cũng như kinh tế đầu tư của anh em. Các kiểu chuồng gà cựa sắt dũng mãnh, uy lực cũng rất đa dạng từ: Chuồng tre nứa, chuồng bằng vải bạt cho đến chuồng bê tông lưới B40, chuồng Cọp…Nhưng loại chuồng phổ biến nhất phải kể đến chuồng được xây bằng gạch ống và xi măng, vì loại chuồng này, tuy kinh phí đầu tư nhưng anh em sẽ sử dụng được lâu dài và việc vệ sinh chuồng cũng tiện lợi hơn.
Xem thêm : Hướng dẫn cách băng cựa gà đá đúng chuẩn
Dù anh em có sử dụng kiểu chuồng nào đi nữa, thì cũng cần phải đảm bảo những điều sau đây:
- Vệ sinh chuồng trại: phải thường xuyên dọn dẹp chuồng, đảm bảo vệ sinh nơi chuồng gà. Khử trùng và tiêu độc ít nhất 2 tháng/lần.
- Thiết kế: Chuồng phải đảm bảo khô thoáng lúc ban ngày và kín gió vào ban đêm.
Lưu ý: đối với chiến kê của anh em có tình trạng bị bệnh, nên dời đến chuồng khác sạch sẽ, và dọn sạch cũng như kết hợp khử trùng ở chuồng cũ để tránh lây lan bệnh cũng như bệnh ở gà kéo dài dai dẳng do vi khuẩn, vi trùng còn tồn đọng.
Thức ăn cho gà đá cựa sắt
Chế độ thức dinh dưỡng cũng là điều rất quan trọng, đối với việc phát triển tốt nhất, để đảm bảo được tốt sức khoẻ cho gà đá một cách tốt nhất. Kê sư cần lưu ý thức ăn từ lúa, rau xanh, ngũ cốc, mồi và các chất phụ gia khác.
Lúa
Đối với lúa, anh em cần phải cẩn thận vì vốn dĩ đây là thức ăn chính của gà, anh em nên ngâm lúc trước khi cho ăn khoảng 30 phút với nước sạch, rồi chắt hết nước đi. Lúa cho ăn, cũng cần phải lựa chọn mua loại lúa tốt, hạt chắc, không bị lép, sàng cho bớt bụi và loại bỏ rác bẩn, sau đó phơi khô ráo nước rồi mới cho gà ăn.
Anh em không được để lúa ngâm qua đêm, vì điều này sẽ kích thích hạt lúa nảy mầm, không tốt cho hệ tiêu hoá của gà.
Rau xanh
Kết hợp cho gà bổ sung thêm lượng rau xanh, vì trong rau có chứa Vitamin K – có tác dụng giải độc tốt cho gà, hỗ trợ cung cấp thêm khoáng chất, nguyên tố vi lượng, và giúp giảm thân nhiệt cho gà vào ngày nắng nóng khá tốt, cũng giúp hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.
Xem thêm : Nuôi gà đá có phạm luật không? Có bị xử lý hình sự không?
Các loại rau, thường cho ăn: xà lách, giá, rau muống, rau diếp xoăn, bắp cải,…. Đối với các loại rau, anh em nên lựa chọn rau mới, không úng hay bị hư, nếu anh em không lựa chọn kỹ, gà sẽ dễ bị bệnh và hấp thụ chất dinh dưỡng cũng kém hẳn.
Ngũ cốc
Để nuôi gà cựa sắt dũng mãnh, uy lực hơn anh em cũng cần cho gà ăn thêm các loại ngũ cốc. Bởi nó giúp chiến kê loại bỏ được lượng mỡ dư thừa và giúp cơ thể săn chắc hơn. Không chỉ vậy, ngũ cốc còn giúp gà đá duy trì được thể lực tốt nhất để tham gia các trận đấu đá gà trực tiếp.
Ngoài ra, khi anh em cho gà đá ăn các loại ngũ cốc còn giúp kích thích vật nuôi mau ăn, mau phát triển, gà khoẻ khoắn, chống chịu tốt và lông đẹp hơn trước rất nhiều, nếu anh em chịu khó duy trì chế độ ăn uống này.
Mồi
Những loại mồi khác nhau sẽ giúp cho gà hấp thụ được chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Vì vậy, anh em cần kết hợp thay thế xoay vòng để gà có đủ các chất dinh dưỡng như đạm, protein,… giúp gà nhanh hồi sức. Hiện nay các sư kê thường bổ sung thêm cho gà các loại mồi dưới đây:
- Sâu(12k/100g): Nhằm kích thích hưng phấn cho gà khi thi đấu, kích thích gà thay lông, lông óng mượt hơn.
- Lươn con (10k/~10 con): Bổ sung máu.
- Thịt bò (22k/100g): Giúp gà phát triển cơ và máu tốt hơn.
- Tép (7k/100g): Giúp gà chắc xương
- Cá chép con (13k/100g): Dành cho gà đang giảm cân
- Dế (17k/100g): Dùng trong những ngày giá rét rất tốt. Vì giúp gà giữ nhiệt tốt hơn.
Phụ gia
Không chỉ ở người cần bổ sung chất phụ gia, thì ở gà đá của anh em cũng thế, chất phụ gia sẽ giúp chống chọi lại mầm bệnh, hạn chế uống các loại thuốc không cần thiết.
- Tỏi: có tác dụng đối với hệ tiêu hóa của gà. Tỏi thường được ăn sau bữa chiều để hạn chế chứng khó tiêu. Ngoài ra, tỏi còn giúp gà tránh được gió.
- Gừng: thích hợp dùng trong những ngày thời tiết mưa gió, giúp làm làm ấm cho gà. Ta cũng có thể cho gà uống nước gừng trước khi gà đi ngủ để gà ngủ ngon hơn.
- Rượu: rượu cũng có tác dụng làm ấm cho gà. Ngoài ra, rượu còn có tác dụng phòng chống muỗi rất hiệu quả.
- Trà: anh em có thể bôi nước trà đặc lên da gà mỗi ngày giúp phòng chống nấm mốc, lác mồng, vảy bọng…cực kì hiệu quả. Theo kinh nghiệm của nhiều sư kê thì họ còn cho rằng: Gà dùng nước trà sẽ di chuyển khéo léo, nhanh nhẹn hơn hẳn.
Chế độ tập luyện
- Tập bay, nhảy và tiếp đất vững vàng: anh em có thể cầm gà và tung lên để tập thói quen cho gà tiếp đất chắc chắn. Tuỳ vào thể lực mà anh em điều chỉnh cho cân đối. Bài tập này không chỉ hỗ trợ gà vững vàng trong tiếp đất mà còn giúp mà tập luyện cánh. Bay càng cao thì lợi thế sẽ càng là lợi thế tốt.
- Tập chân đùi: cần có lồng chuyên dụng để tập luyện, giúp cho thể lực thêm tốt và có sức bền. Nếu gà anh em đã quen thì có thể tăng cường độ, để tăng cường sức khoẻ.
Cách chăm sóc gà cựa sắt
- Nơi ở của gà: anh em cần lưu ý thoáng khí ban ngày và tránh gió ban đêm, để gà tránh nhiễm khí lạnh.
- Phơi gà ở ngoài nắng: điều này sẽ giúp tránh được các bệnh về rụng lông, tái mặt, lác mồng hay nấm mốc trên người của gà. Thời gian phơi tầm 20 – 30 phút/ 1 ngày.
- Chế độ dinh dưỡng: cần lựa chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, thức ăn phải tươi mới, đặc biệt nên cho gà ăn đúng cử trong ngày để rèn luyện được hệ tiêu hoá ổn định, tránh các bệnh về đường tiêu hoá.
- Thời gian nghỉ ngơi cũng phải đúng: nếu anh em thấy gà có biểu hiện lạ ngủ ngày, thì anh em cần phải tìm hiểu nguyên do, để điều trị.
- Thời gian và cường độ tập luyện: cũng cần phải cân đối theo thời gian.
Kết luận
Phía trên là toàn bộ kiến thức để giúp cho anh em nắm được kỹ thuật nuôi gà cựa sắt như thế nào để cho chúng dũng mãnh, uy lực. Ngoài ra, anh em cũng cần lưu ý khi nuôi gà, nên để ý sát sao những thay đổi của chúng, giúp anh em kịp thời ứng biến những thay đổi của chiến kê.
Nguồn: https://dagathomosv388.com
Danh mục: Kiến thức
Trần Thu Ngân hiện tại đang là CEO của Đá Gà Thomo SV388 – công ty cá cược uy tín hàng đầu hiện nay. Tôi mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt với nhất khi tham gia loại hình đá gà trực tuyến tại Việt Nam.